SMA là tên viết tắt của Saints Music Academy, một trung tâm đào tạo âm nhạc đến từ Singapore. Đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật và tính thẩm mỹ của khách hàng, Quảng Cáo Nhanh đã đồng hành cùng thương hiệu này trong suốt những năm qua.
Sản xuất Logo SMA mica 20mm khắc CNC là sự kết hợp độc đáo giữa công nghệ, kỹ thuật và sự tài hoa trong tay nghề người thợ quảng cáo. Sự kết hợp này đem đến một sản phẩm logo ấn tượng, đẹp mắt với giá thành phù hợp, rẻ hơn rất nhiều so với các logo tương tự.
Hình thức gia công Logo SMA như sau:
Mica đặc màu trắng sữa, dày 20mm xử lý bề mặt và sơn hấp nhiệt màu nhũ đồng và màu đỏ
Khắc và cắt bằng máy CNC
Xử lý cạnh hông và sơn cạnh hông bằng màu nhũ đồng và màu đỏ
Vệ sinh, kiểm tra và đóng gói.
Trên thực tế, còn rất nhiều các kiểu logo đẹp sử dụng mica đặc dày 10mm, 12mm, 15mm, 20mm, 30mm….
Để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm logo, chữ nổi, xin quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Quảng Cáo Nhanh
392A Bình Quới, P.28, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh.
Hiện nay, máy cắt laser được sử dụng khá phổ biến trong ngành quảng cáo và nội thất. Vật liệu thường được khắc, cắt là mica. Điều đó góp phần tạo ra những sản phẩm quảng cáo nhanh, đẹp, ấn tượng và sang trọng.
Logo công ty, đặc biệt là logo nằm trong sảnh hoặc quầy tiếp tân thì càng đòi hỏi khắt khe hơn về tính chính xác, độ nổi, tính thẩm mỹ và ấn tượng. Giờ đây, không khó và không mất nhiều thời gian để thi công logo mica cắt laser. Quảng cáo Nhanh có rất nhiều cách để tạo ra một logo mica đẹp và ấn tượng. Độ dày mica từ 2, 3, 5, 8, 10mm và lớn hơn, màu sắc đa dạng hoặc có thể sơn màu từng thành phần theo yêu cầu khách hàng hoặc có thể kết hợp giữa mica và inox để tạo ra một logo hoàn hảo.
Với máy cắt laser khổ lớn 1220x2440mm, chúng tôi có thể phục vụ khách hàng với độ dày của tất cả các loại mica hiện có. Quý khách có thể đặt hàng hoặc có thể đến tham quan xưởng sản xuất của chúng tôi và chờ lấy sản phẩm nếu cần gấp.
Để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm logo mica, xin quý khách vui lòng liên hệ: Công ty TNHH Quảng Cáo Nhanh • 392A Bình Quới, P.28, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh. • ĐT: 0937 386 389 – 0947 386 389 – Hotline: 028.2221 8888 • Zalo: 0937 386 389 – Email: kinhdoanh@quangcaonhanh.com
Các yếu tố cần thiết của một logo. Tạo ra một logo là một quá trình mà bạn phải vận dụng cả khoa học, tâm lý học, sáng tạo nghệ thuật và (trong phần lớn các trường hợp) sự may mắn. Bạn nên biết: o Logo thực sự là cái gì. o Những gợi ý khi bắt đầu quá trình sáng taọ. o Những lưu ý trước khi bạn bắt tay vào làm. o Những lời khuyên về dạng, dáng và sự lựa chọn màu. Nhưng lần lượt từng bước một. Trước khi bắt đầu bạn nên biết một vài điều về một logo được thiết kế tốt, tại sao nó lại là tốt và làm nó như thế nào. Đó là các yếu tố cần thiết của một logo
Logo là thương hiệu? Đầu tiên, phải làm rõ một điều: Logo không phải là thương hiệu của bạn.
Logo chỉ thể hiện về mặt thị giác thương hiệu của bạn. Việc xây dựng thương hiệu và tạo logo là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Logo của bạn không có gì khác hơn là một hình ảnh đại diện cho thương hiệu của bạn, không hơn không kém. Nó cho phép công chúng với tiền của họ thấy được bạn, nhớ bạn, phân biệt và nhận ra bạn trong số hàng triệu nhãn hiệu khác nhau. Và trong khi logo không phải là thương hiệu thì thiết kế và sự sử dụng một cách nhất quán nó sẽ tác động không nhỏ tới việc thương hiệu của bạn sẽ được tiếp nhận như thế nào. Một logo tuyệt vời sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn thành công một cách đáng ngạc nhiên. Ngược lại, có thể nó sẽ là “nụ hôn của thần chết”.
Một lời cảnh báo. Bài viết này chỉ dành cho việc sáng tạo một logo cho một nhãn hiệu hoàn toàn mới. Nếu như bạn có ý định thay đổi hoặc thay thế logo đã tồn tại từ bấy lâu thì hãy cẩn trọng. Hết sức nguy hiểm. Thay đổi logo là xóa đi sự nhận biết về nhãn hiệu của bạn trong tâm trí của khách hàng, cái mà bạn đã dày công xây dựng trong cả một quá trình kinh doanh lâu dài. Nếu như logo cũ của bạn có vấn đề thì tất cả những gì bạn phải làm là làm “sạch” nó, “đánh bóng” nó, tổ chức lại nó hợp lý hơn. Người ta nhận biết về dáng (shapes) trước tiên. Vì vậy khi sửa lại logo nên giữ lại shapes và thiết kế cơ bản. Việc này an toàn hơn là thay đổi toàn bộ biểu tượng đã quen thuộc với khách hàng.
Bắt đầu quá trình sáng tạo: Logo không phải xuất phát từ chủ quan của nhà thiết kế. Bạn không thể tự nghĩ ra nó. Nó phải xuất phát từ chính sản phẩm và dựa trên những đặc điểm về tâm, sinh lý cũng như nhận thức của khách hàng hay đối tượng tiềm năng của sản phẩm đó. Cái mà bạn phải nghiên cứu trước nhất đó là đặc điểm của sản phẩm: nó có gì khác so với sản phẩm khác, nó đại diện cho cái gì hiện hữu trong tâm trí của khách hàng. Tức bạn phải nắm bắt được tính cách của nó. Nếu trong quá trình này bạn đã thực sự lấy được hồn của sản phẩm coi như bạn đã thành công tối 90%. 9% còn lại dành cho sự sáng tạo. Và 1% cuối cùng hoàn toàn là kỹ thuật. Nếu bạn đã làm chủ được bước đầu tiên thì bước thứ 2 sẽ là việc nghiên cứu về kỹ thuật thiết kế. Dáng nào (shape), nét nào (line), bố cục nào (layout), màu nào (color), font chữ nào (typo) phù hợp với tính cách của sản phẩm đưa ra? Làm thế nào để mắt người xem nhận biết nhanh nhất, dễ dàng nhất logo của bạn? Logo của các sản phẩm cùng loại như thể nào, của đối thủ cạnh tranh ra sao? Làm thế nào để phân biệt với chúng? Chỉ khi đã trả lời xong các câu hỏi trên bạn hãy chuyển sang bước tiếp.
Các logo tốt đầu tiên được thiết kế đen và trắng. Màu sắc sẽ đến sau. Cũng như vậy, nếu như bạn thuê thiết kế thì hãy đánh giá logo đen trắng trước, sau đó mới đến màu. Bằng việc đánh giá phiên bản đen trắng trước, bán sẽ có ý tưởng tốt hơn về dạng, thiết kế và khả năng đọc được của logo.
Thiết kế tốt sẽ đứng vững trong đen và trắng. Thiết kế dở thì không. Những nhà thiết kế lười nhác biết rõ là một thiết kế tệ có thể được ngụy trang bằng màu sắc. Một logo không nên dựa trên màu sắc để tạo dựng sự lôi cuốn, sự độc đáo hay khả năng nhận biết của nó.
Nếu bạn thuê những nhà thiết kế logo hãy yêu cầu họ đưa bản thiết kế đen trắng trước. Nếu họ không có nó, đừng ngần ngại sa thải họ.
2. Tiếp đến là dáng (Shape) và phong cách (Style).
Các logo đầu tiên được nhận biết bởi hình dạng, sau đó mới là màu sắc. Các logo tốt có các hình dáng đơn nhất và thống nhất, không rườm rà và được phân biệt với một biển các logo khác mà công chúng thấy hàng ngày. Hình khối phải đơn giản, sạch sẽ và nhanh chóng. Đôi khi logo chỉ là tên của tổ chức được sắp xếp theo một trật tự với một phông chữ khéo chọn. Và ngay bản thân các chữ, các từ cũng là các hình khối. Các logo phức tạp khó được nhận biết hơn. Người ta nhớ các logo chính xác theo cùng cách nhớ các từ được in ra. Khi bạn nhìn vào từ “mèo”, bạn không nhìn từng chữ cái riêng biệt. Thay vào đó bạn sẽ lưu vào tâm trí cả “khối” từ. “Khối” từ này đại diện cho một con vật nhỏ, có lông và móng sắc. Một ví dụ khác, khi bạn lướt qua từ “pneumonoultramicroscopicsilicovolcanokoniosis ” bạn sẽ có xu hướng bỏ qua nó và không nhận biết nó bởi nó quá phức tạp. (Điều này dẫn chúng ta đến việc sử dụng các từ đơn giản, ngắn để đặt tên sản phẩm và gắn chúng lên logo). Quy tắc trên cũng đúng với logo. Một thiết kế đơn giản, độc đáo là một thiết kế hiệu quả. Nhưng không dễ chút nào. Mục đích của logo là được nhận biết và ghi nhớ. Cũng như các từ, logo càng đơn giản càng tốt. Ngoại lệ. Có một vài ngoại lệ đối với nhân tố đơn giản hóa trong việc thiết kế logo. Nếu logo phức tạp, thực tế có một vài cái cũng tốt, thì yếu tố chính vẫn phải rõ ràng, trong sáng. Hãy nhớ, chúng ta nhận biết logo theo dạng trước rồi mới đến màu (bằng chứng là các logo của MTV, của các hãng phim thay đổi màu xoành xoạch mà người ta vẫn nhận ra chúng, còn logo xe FIAT thay đổi hình dáng lại làm cho khách hàng rối trí). Nếu như bạn vẫn muốn tạo một cái gì dó phức tạp thì các hình khối vẫn phải đưộc nhận biết một cách dễ dàng bởi một người mù chữ. Dù gì đi chăng nữa thì nguyên tắc “trắng đen đầu tiên” vẫn là quan trọng nhất. Không có ngoại lệ cho nguyên tắc này.
3.Đôi điều về màu sắc.
Cũng như hình dạng của logo, màu sắc cần phải đơn giản và dễ dàng nhận biết cũng như ghi nhớ. Màu sắc và sự phối hợp màu sắc được sử dụng trong logo phải thống nhất và độc đáo sao cho logo không bị hòa lẫn vào hàng sa số các logo khác. Các phối hợp phức tạp về màu sắc (trong đó sử dụng nhiều màu khác nhau) làm loãng đi yếu tố quan trọng nhất: Dáng của logo. Lại một lần nữa, hãy nghĩ về quá trình ghi nhớ của não. Khá dễ dàng để nhớ một logo chỉ có 2 màu xanh da trời và nâu đất. Còn một logo với đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng,… thì không. Màu nào bạn nên sử dụng? Màu sắc cũng có ý nghĩa của nó. Xanh lá cây có nghĩa là đi. Đỏ nghĩa là dừng. Vàng có nghĩa là giảm tốc độ. Đó là một vài quy tắc về màu và các cảm xúc mà nó gây ra được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên xu hướng về màu hay thay đổi. Vì thế điều quan trọng là bạn phải tìm ra được sự phối hợp về màu sắc sẽ đứng vững lâu dài: o Đen: nghiêm túc, độc nhất, khỏe mạnh, sức mạnh, tinh tế, truyền thống. o Xanh da trời: quyền uy, đức hạnh, an toàn, tin tưởng, di sản, vững bền. o Nâu/vàng kim: lịch sử, hữu dụng, thuộc về đất, giàu có, truyền thống, bảo thủ. o Xám/bạc: ảm đạm, quyền uy, thực tế, trí lực, tin tưởng. o Xanh lá cây: thanh bình, sức khỏe, tươi mát, ổn định, ngon miệng. o Da cam: vui nhộn, phấn khởi, cởi mở, khao khát, nhanh nhẹn. o Hồng: Nữ tính, ngây thơ, mềm mại, sức khỏe, trẻ trung. o Tím: Tinh tế, tinh thần, thịnh vượng, trẻ trung, bí ẩn, màu sắc của hoàng gia. o Đỏ: Kích động, đam mê, sức mạnh, sự sống, sợ hãi, tốc độ, khao khát. o Trắng/bạc:tinh khiết, chân lý, niềm tin, tao nhã, giàu có, đương thời. o Vàng: trẻ trung, lạc quan, vui tươi, nhút nhát, tinh tế, thận trọng, khao khát.
Màu ưa thích của bạn là gì? Xanh hay đỏ? Không quan trọng. Màu xanh da trời không dùng để bán thực phẩm, màu đỏ không biểu hiện sự vững chắc và rõ ràng là màu mà bạn thích không hẳn là cái hợp với thương hiệu của bạn. Lựa chọn màu sắc rất quan trọng. Bạn có thể bỏ tiền ra nghiên cứu để tìm ra màu sắc phù hợp nhất nhưng nếu ngân sách hạn hẹp thì có hàng núi sách viết về màu sắc, bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng tại bất cứ đâu. Hãy sử dụng chúng.